lundi 31 août 2015

Những thành phố ma : Điềm báo khủng hoảng Trung Quốc

Thành phố ma Jing Jin ở Thiên Tân, cách Bắc Kinh 100 dặm.
(Le Figaro 28/08/2015) Tại Trung Quốc có rất nhiều thành phố gần như hoang mạc. Được xây dựng năm 2005, Jing Jin (Kinh Tân) dự kiến tiếp đón nửa triệu cư dân, nhưng cho đến nay, chỉ có 10% trong số những căn nhà mới xinh đẹp ở đây có người ở.

Vấn đề bất động sản tại Trung Quốc trở nên thời sự hơn bao giờ hết. châu Phi, có những nơi Bắc Kinh đã cho xây lên những thành phố mới toàn bộ, với công nhân đưa từ Trung Quốc sang. Một hiện tượng nay đối mặt với những hạn chế, đặc biệt khi mô hình Trung Quốc đang gặp khủng hoảng chưa từng thấy. Địa ốc chiếm 15% tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc, nên đây là lãnh vực quyết định phần lớn sức khỏe của nền kinh tế nước này.


Một trong những biệt thự không người ở tại Jing Jin.
Một phóng sự trên đài truyền hình Pháp kênh 2 cho thấy lãnh vực xây dựng Trung Quốc là những dấu hiệu rõ rệt về tăng trưởng quá yếu từ một năm. Giá nhà đất sụt giảm, chủ yếu ở thủ đô Bắc Kinh, nhưng còn cả ở 70 thành phố trên toàn quốc ! Hiện tượng này là hồi chuông cảnh báo đầu tiên. 
Đường phố chính ở Ordos trong "giờ cao điểm".

Tháng 2/2015, thị trường bất động sản giảm mất 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, hậu quả là các công ty địa ốc phải xoay sở đối phó với món nợ khổng lồ. Chỉ riêng Canton Evergrande, một trong năm tập đoàn địa ốc lớn nhất Trung Quốc đã nợ đến 15 tỉ đô la!

Các thành phố trống vắng đến 90%

Le Figaro cách đây một năm đã nêu ra các nguy cơ trong tăng trưởng có thể tác hại đến lãnh vực xây dựng. Nay thì song song với những sóng gió trên thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng địa ốc cũng đang diễn ra.

Hoang vắng...
Những căn nhà, những cao ốc, rồi cả những thành phố hoàn toàn mới không người ở, không hề có sức sống...Đó là hiện thực trong phóng sự truyền hình chiếu trên France 2, khi các phóng viên đến thăm thành phố điển hình Jing Jin. Được xây mới toàn bộ năm 2005, Jing Jin dự kiến sẽ là thành phố 500.000 dân, nhưng đến nay chỉ bán được có 10% căn hộ, và 3.000 biệt thự trong khi dự kiến là 8.000 căn.

Hàng trăm căn nhà bị bỏ hoang ở Thái Nguyên (Sơn Tây).
Nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt. Ngược lại, những căn nhà hoang vắng, những con đường không một bóng người nay đã là những hình ảnh quen thuộc tại Trung Quốc. Tại Ordos ở Nội Mông, số một triệu cư dân dự kiến sẽ dọn vào ở những tòa nhà chọc trời ở đây vẫn phải chờ mỏi mắt…

Một thành phố ma khác ở Trình Cống (Chenggong) thuộc Côn Minh, Vân Nam.
Đối phó với thất bại thảm hại này như thế nào ? Chính quyền Trung Quốc đành tạo điều kiện cho những ai mua thêm căn nhà thứ hai, và giảm lãi suất tín dụng địa ốc.

Đường phố hầu như không người qua lại.
Khủng hoảng địa ốc chứng tỏ phương thức kích thích tăng trưởng bằng cách đổ tiền vào xây dựng nay không còn tác dụng, là điềm báo cho thấy những bất cập của mô hình kinh tế Trung Quốc.

Một người dân bị cưỡng chế trong cơn sốt xây dựng nhưng không được đền bù.
Lược dịch các phát biểu trong clip :

- Ông Wang (một chủ nhà): Ở đây thiếu hẳn các dịch vụ như trường học, bệnh viện…Đó là một cái vòng lẩn quẩn : dân cư ít quá nên người ta không đầu tư, và vì không có đầu tư nên chẳng ai muốn đến ở.
- Bà Song Xiao (tiểu thương) : Không có người ở, khách chủ yếu là vãng lai, chả kiếm được mấy đồng lời.
- Ông Lee (chủ nhà thỉnh thoảng mới đến, vì vắng người nên tha hồ mặc pyjama ra đường) : Chúng tôi đến đây vào cuối tuần và những kỳ nghỉ. Rất ít ai ở luôn đây, đối với đa số đây chỉ là nhà nghỉ mát.
- Nhà báo : Những thành phố ma như thế này, các dự án kiểu « úm ba la, hiện ra » mọc lên ở khắp nơi tại Trung Quốc. Đó là những bong bóng địa ốc tiềm năng.




En Chine, les villes fantômes sont nombreuses par francetvinfo

Mời đọc lại:

Thành phố ma ở Angola do Trung Quốc xây dựng

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.