Affichage des articles dont le libellé est Đạo đức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đạo đức. Afficher tous les articles

mercredi 17 avril 2024

Nguyễn Đông Thức - Lòng biết ơn


Một người bạn của Mô Tô Học Bổng (MTHB) vừa gọi điện trách nhẹ: “Bốn năm giúp cháu ấy vừa học phí vừa học bổng. Cháu ấy tốt nghiệp đại học, mấy tháng rồi không nghe được một lời cảm ơn. MTHB nên coi lại việc hướng dẫn các cháu. Không phải mình giúp để mong đền ơn đáp nghĩa gì. Nhưng có những điều lẽ ra các cháu phải tự biết chứ nhỉ?”

Thật ra MTHB cũng có sơ suất đã không nhắc cháu. Nhưng không lẽ chuyện đó mà cũng phải nhắc? Bao nhiêu năm đi học chắc cũng học được bao điều hay lẽ phải, sao không hiểu được mình ít nhất cũng phải có một lời cảm ơn làm sao với ân nhân của mình?

Bốn năm, có nghĩa là một trăm mấy chục triệu, một số tiền không hề nhỏ. Từ một người hoàn toàn xa lạ với mình. Ao ước được có người giúp đi học vì không giúp là không thể. Vậy mà…

lundi 8 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đi tìm sự thật về thông tin « Nhiều người Mỹ phải nhịn ăn »



Tin này được một số báo điện tử Việt Nam đăng tải hôm qua. Báo điện tử Lao Động viết: “Cứ 5 người Mỹ được hỏi thì có hơn 1 người phải nhịn ăn để đối phó với giá cả tăng cao.” Họ dẫn nguồn Bloomberg - hãng tin lớn và uy tín thuộc Top 1 toàn cầu.

Báo điện tử Giáo dục & Thời đại, báo điện tử VTV viết y chang, nhưng dẫn nguồn RT (báo Nga).

Vậy sự thật thế nào?

dimanche 31 mars 2024

Lê Nhàn - Giá như

 

Bóng đá lên hay xuống, thắng hay thua, đạp cả Châu Á dưới chân mình hay mình bị cả Châu Á họ đạp thì cũng chẳng quan tâm. Mình quan tâm đến cái đạo đức con người đang xuống cấp nghiêm trọng  ở cái xứ này.

Đi học võ là để tự vệ, để bênh vực kẻ yếu chứ không phải nhào vào đánh một đứa lớp 6 đến chết não. Thật đau thương. Sao họ có thể coi mạng người như cỏ rác?

Biết là ở đời không có chữ giá như, nhưng mình vẫn ước giá như.

vendredi 29 mars 2024

Thanh Hằng - Vụ một học sinh bị đánh chết não : Tại sao nhiều tờ báo nhẫn tâm đưa tin một chiều ?

 

Vụ cháu Đ. 14 tuổi ở Lệ Mật bị một người đàn ông chở hai con trai tìm tới đánh, khiến cháu bị chết não, khả năng không qua khỏi gần như 100 %, đang làm dư luận nổi sóng. Sau tròn 10 ngày, vụ việc nghiêm trọng này mới được khởi tố vào chiều 27/03.

Nhưng, điều kỳ lạ là trong khi tình trạng sức khỏe của nạn nhân rất thê thảm, hoàn cảnh lại rất thương tâm (bố mất do tai nạn mấy năm trước), khiến một luật sư động lòng và hỗ trợ pháp lý miễn phí. Thì một số báo đã đăng tin rất vô cảm, khi chỉ theo lời khai một chiều của thủ phạm, không hề lấy ý kiến của các nhân chứng hay gia đình nạn nhân:

Rằng khi được đứa con (tên K) báo tin xích mích với Đ, người bố đã chở hai con đi tìm Đ., nhưng khi đến nơi lại về. Trên đường về, thấy Đ bị K và Minh đánh, mới quay lại.

mercredi 27 mars 2024

Nguyễn Tường Minh - Nguyên Thủ Quốc Gia

 

Trên thế giới, có thể nói “nghề nghiệp” đặc biệt nhất chính là làm Nguyên Thủ Quốc Gia.

“Nghề nghiệp” này không do chúng ta chọn, khi sinh ra thì không có bất kỳ ai biết mình sẽ làm Nguyên Thủ Quốc Gia. Người ta có thể sinh ra làm một Hoàng tử, làm một Thái tử, con Vua hoặc thậm chí làm Vua… nhưng không có ai ngay lập tức trở thành Nguyên Thủ Quốc Gia. Một người có thể quyền cao chức lớn nhưng rất khó trở thành một Nguyên Thủ Quốc Gia đúng nghĩa.

“Vua, Hoàng Đế, Tổng Thống, Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Thống đốc…” đều là những chức vụ, danh xưng cao quý trong phân công chức vụ một người giữa thể chế, triều đại quốc gia. Nhưng Nguyên Thủ Quốc Gia mới chính là trọng trách của một người được công nhận làm đại diện cho cả quốc gia và dân tộc trước bạn bè thế giới.

mercredi 6 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đồ đểu tràn lan cửa Phật

Tôi quy y ở một chùa nghèo ở Hải Dương. Chùa xưa, các sư trồng rất nhiều chuối, đó là một nguồn thu của chùa. Phật tử nơi này toàn các cụ già, dân nghèo. Họ công đức tiền lẻ, các sư cũng chẳng kêu than, cứ cái hạnh của mình mà tu.

Chùa có nhiều tượng cổ, từng bị trộm mất vài pho. Các sư cố gắng gom góp tiền làm pho tượng thay thế, cũng chẳng kêu phật tử cúng dường.

Bao năm qua rồi, tôi chưa bao giờ nhận được một cuộc gọi cúng dường hay đóng góp này nọ từ chùa này. Đôi khi trách mình hơi xao nhãng, nhưng cũng thấy tâm an vì còn những nơi chữ tu không đi liền chữ tiền. Vậy đấy.

lundi 4 mars 2024

Đặng Tuấn Trung - Những người yêu nước Nga không thể không chạnh lòng


Tui không giấu diếm gì tình cảm với nước Nga, âm nhạc Nga, hội họa Nga (văn học Nga thì tui vốn lười đọc nên không biết nhiều).

Nhưng ngay cả khi đó tui vẫn thấy nước Nga có gì đó không ổn. Có thể từ tư duy Đại Nga nó làm hỏng người Nga chăng ? Một người nhập cư hoàn toàn có thể có chỗ đứng ở Mỹ, Đức hay Pháp nhưng ở Nga hầu như không thể.

Dù rằng Nga chỉ là “ngoại ô của châu Âu” nhưng họ luôn tự coi họ ngồi lên đầu thiên hạ. Cũng không sao nếu họ chứng tỏ được sự văn minh hơn hẳn. Nhưng sự thật thì ngược lại ! Và giờ thì cuộc chiến tranh xâm lược của Putin phát động đã đạt được gì ? Nga chưa bao giờ bị khinh bỉ và cô lập như vậy.

Nguyễn Hoài Bắc - Đại tổ sư !

Chuyện gì đang xẩy ra với tôn giáo của đất nước chúng ta, đặc biệt là Phật giáo ?

Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, cũng trải qua các biến cố, thăng trầm, lúc suy, lúc thịnh tùy thời thế, thế thời.

Có thể nói Phật giáo được "chấn hưng" được "nở rộ" và đầu tư hoành tráng khoảng 20 năm trở lại đây do tư nhân - giáo hội Phật giáo - Nhà nước, ba nhà liên kết để cùng phát triển, cùng thu lợi nhuận của bách tính, thảo dân cúng dường, công đức. Cực thịnh sẽ Cực suy theo quy luật bất biến của tự nhiên, của xã hội trải qua kết đúc hàng ngàn năm trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

samedi 2 mars 2024

Thọ Nguyễn - Còn có một nước Nga khác

Người Việt có nhiều cách nhìn khác nhau về nước Nga, về người Nga. Nhiều người gắn bó với Liên Xô khi xưa vẫn hay nói về « Tâm hồn Nga ». Họ kể cho tôi nghe những kỷ niệm thật của họ với các gia đình, bạn bè, với các bà mẹ Nga. Tôi rất tâm đắc với những kỷ niệm đó.

Họ tự hào, ngưỡng mộ một cách chính đáng về « Văn hóa Nga ». Những đóng góp của âm nhạc, văn học, nghệ thuật, điện ảnh v.v… và cả kỹ nghệ Nga vào kho tri thức nhân loại là điều không thể phủ nhận. 

Ngược lại có những người coi « Nga ngố » là một lũ cục súc, nát rượu, vô văn hóa. Họ lôi các thói xấu của người Nga khi sang du lịch ở Nha Trang, Vũng Tàu để chứng minh điều đó. Người Việt sống bằng nghề chợ ở Nga thường kể vễ nỗi kinh hoàng mỗi khi gặp cảnh sát OMOH hoặc bọn đầu trọc. Đối với đám này, người Việt hay người Trung Á không đáng là người.

Hoàng Nguyên Vũ - Ông sư Chân Quang đã đi quá xa giáo lý nhà Phật

Cơ quan chức năng, hãy làm gì để ngăn những phát ngôn bừa bãi của những người như ông sư Chân Quang lại được không? Sư Chân Quang, càng ngày đi quá xa giáo lý của nhà Phật, với rất nhiều phát ngôn thực sự gây sốc, thiếu chuẩn mực, thậm chí bậy bạ, lệch lạc và đầy ác ý.

Gì mà “giờ nằm liệt một chỗ, phải rồi, là bị quả báo do đi du lịch nhiều quá”?

Gì mà, hát karaoke nhiều thì quả báo bị câm? (Dù là tôi và cả toàn nhân dân yêu chuộng hòa bình này ghét cay ghét đắng việc tra tấn nhau bằng karaoke loa kẹo kéo tại gia, thưa ông).

vendredi 9 février 2024

Lê Huyền Ái Mỹ - Tin

Sau khi thi đậu vào báo Phụ Nữ, lần đầu tiên tôi được dự phiên họp tòa soạn toàn thể, có đại diện phòng báo chí của Ban Tuyên giáo xuống dự. Ông hiền khô, từ khuôn mặt đến giọng nói.

Khi ông đưa ra nhận xét báo tuần qua nhiều tin bài tiêu cực quá, trang báo nhìn u tối. Đại diện Ban Biên tập, là chị Mai Hiền, phó tổng nội dung bật lại, đó là những sự kiện đã và đang xảy ra, báo tường thuật và có tỏ rõ chính kiến phản đối hành vi tiêu cực thì có nên xem đó là bài tiêu cực hay không. Ông Tuyên giáo cười cười rồi thôi.

Đến thời chị Khánh Tâm, một bài viết nêu sai phạm của một dự án bất động sản của nữ doanh nhân có cậu con trai nổi tiếng ông Tơn. Bài đăng. Có điện thoại của đồng chí lãnh đạo phụ trách phía Nam mời chị lên gặp.

mardi 30 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Hành xử đúng mực!

 

Nếu lễ phép, khoanh tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ, và cả thầy cô (khi các em còn nhỏ) là một ứng xử văn hóa cần giữ, thì khúm núm là hành vi ti tiện, của những kẻ cơ hội.

Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi đó khi chúng giống nhau?

Khá đơn giản: Lễ phép nằm trong khuôn khổ gia đình, dòng họ, trong các giao tiếp mang tính cá nhân. Còn khúm núm nằm trong quan hệ xã hội, cấp dưới nịnh cấp trên, dân hạ tiện gập mình, xun xoe, hai tay nắm tay quan chức, vẻ mặt đầy tuân phục. (Status này không bàn về cách hành xử trong các tôn giáo).

mercredi 17 janvier 2024

Nguyễn Hồng Lam - Đọc và kinh hãi

Hồi đại học, Lê Đỗ Quỳnh Hương cũng có tham gia sáng tác. Cùng lứa, cùng có chút máu văn nghệ, tôi biết cô từ hơn 30 năm trước.

Nhưng tôi, cũng như nhiều người có “biết” Quỳnh Hương từ những năm tháng học đại học đều nghĩ rằng "em nó diễn đến mức tin luôn những gì mình diễn và nói" (nhận xét của một bạn học với Quỳnh Hương ở Đại học Sư phạm, Hương học khoa Anh). Cho nên sự quan tâm cũng nhạt nhẽo dần, kể cả khi cô đã thành ngôi sao, một MC khá nổi tiếng của HTV.

Lâu nay, món thần số học của cô MC, tôi nghe nói thì nhiều, nhưng đọc thì chỉ một, hai bài đầu, còn sau đó thì không quan tâm. Với tôi, nó nhảm nhí. Nhưng là niềm tin của người khác, pháp luật cũng không cấm, kệ họ. Không thích thì không theo dõi, thế thôi.

mardi 16 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Bạn Lâm không nhận sai, tại sao phải đòi hỏi người khác bao dung?

Việc bạn Lâm cần làm là xin lỗi. Lời xin lỗi chân thành.

Bạn Lâm không chỉ sai một lần mà sai đến ba lần. Lần thứ nhất là bạn nói điêu cho bà chủ quán, dựng ra một câu chuyện giả dối để lừa gạt cộng đồng. Lần thứ hai là bạn tiếp tục lên cam đoan những gì bạn nói là thật và tự biến mình thành nạn nhân. Lần thứ ba là bạn kéo cô bạn gái của bạn vào cuộc, nói dối mọi người lần nữa.

Khi bạn không muốn người ta dồn bạn vào chân tường, thì bạn phải biết bạn sai ở đâu và chịu trách nhiệm trước việc mình làm như thế nào.

lundi 15 janvier 2024

Lê Học Lãnh Vân - Khi chính khí bị dìm xuống thì uế khí bay lên

 

Xin mời anh chị xem hình của thầy Tuệ Sỹ, và đọc những dòng chữ trong bức hình tràn đầy chính khí của dân tộc, của đạo pháp. Cùng với đó là tinh thần vô úy song hành với sự an nhiên trong tâm hồn.

Khi chính khí ấy bị dìm xuống thì uế khí bay đầy xã hội.

Xin mời anh chị nghe tấm lòng của người thầy ấy khi nhắc tới các tăng sinh “bị ném vào giữa một xã hội mất hướng”. Xin mời anh chị đọc những gì thầy Tuệ Sỹ nói, khuyên, tâm sự với tăng sinh.

Nguyễn Tiến Tường - Nghèo sinh con là bất lương ?

Câu nói của MC Đức Bảo bị phản ứng mạnh mẽ vì chữ "lương thiện" đã nâng vấn đề lên một cách hàm hồ. Bởi không ai nói nghèo sinh con là bất lương.

Nghèo thì không nên sinh con, đó là một quan điểm, nhất là quan điểm phổ biến của người trẻ đô thị.

Sinh ra một đứa con, ít nhất phải cung cấp cho nó điều kiện tối thiểu, có nơi ăn chốn ở cơ hội học hành đàng hoàng, bệnh tật ốm đau không phải chạy vạy thuốc thang.

Hoàng Tùng - Những tư tưởng phiến diện và độc hại cũng là loại không lương thiện

1. Việc làm bố mẹ là nhu cầu căn bản của con người, không phải đặc quyền của người giàu. Câu này tạo ra sự phân biệt và kỳ thị người nghèo.

2. Rất nhiều tỉ phú, khoa học gia, những người đóng góp nhiều cho xã hội nhiều hơn ba đời MC gộp lại mà mình biết xuất thân từ nghèo khó.

3. Câu trên có thể là sự xúc phạm với người nghèo lương thiện, tử tế (tôi gặp rất nhiều). Việc sinh con gắn với lương thiện càng chả ăn nhập gì với nhau. Tiền bạc khuếch đại tính cách chứ không tạo ra tính cách. Bạn có thấy cha con Dr Thanh giàu khủng nhưng vẫn lừa đảo và tàn nhẫn với người tố cáo con ruồi trong chai nước không?

dimanche 14 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Để con nghèo như cha mẹ là “không lương thiện”: Quan điểm suy đồi

 

“Nếu đứa con sinh ra kế thừa sự nghèo khó của bạn, vậy không sinh ra đó là một loại lương thiện”.

Nói ngay và luôn, đây cũng là một quan điểm không lương thiện. Một thứ quan điểm suy đồi.

Không một cha mẹ nào có thể biết rằng, con mình sinh ra có kế thừa sự nghèo khó của mình hay không.

Võ Khánh Tuyên - Tiện tay mượn triết lý

 

Để ý là chơi mạng xã hội, nhiều người đang có khuynh hướng phải nhả ngọc phun châu lời hay ý đẹp, triết lý ra vẻ....như là một thứ trang sức cần có. Đặc biệt là với giới sô chậu, người mẫu, MC gì gì đó.

Như cậu MC này chẳng hạn. Cái câu cậu tương lên chình ình, xét một cách thực tế thì khó phân định đúng hay sai. Bởi nó tùy thuộc vào góc nhìn, quan điểm của mỗi người.

Tôi biết có những gia đình giàu có nhưng sinh con ra phá gia chi tử, phá hoại xã hội, và cũng có những đứa con vươn lên từ sự nghèo khó của cha mẹ. Ở chiều ngược lại cũng không ít ví dụ thuyết phục. Nhưng gán ghép sự lương thiện gắn liền với hành vi không sinh con xem ra là điều hơi hỗn.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Xin đừng cả đời lam lũ vì con như vầy

 

Mời cha mẹ tới tham dự Lễ trao bằng để phụ huynh vui và hãnh diện, điều này hay và đẹp.

Quỳ lạy bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ ngay trước cổng trường, cũng hay, dù giống Thái Lan nhưng vẫn tốt hơn việc nặng lời với cha mẹ.

Nhưng có lẽ hiếu thảo nhất với cha mẹ là bạn đừng để cha mẹ phải quá lam lũ kiếm tiền nuôi bạn ăn học, nhất là khi bạn đã lên cao học.