Affichage des articles dont le libellé est Mê tín. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mê tín. Afficher tous les articles

dimanche 14 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Hô mưa gọi gió : Xuống đi các ông ơi, ngã đau lắm đó!

 

Kể ra cái xứ mình cũng lắm điều vi diệu.

Hết đi đến tất cả các sao nào Thổ Tú, Thái Âm, Thái Bạch..., trong khi khoa học vũ trụ của thế giới mới chỉ đến được mặt trăng và mấy cái sao gần gần. Giờ lại tòi ra những vị nhân có thể hô mưa gọi gió, đòi gọi mưa về để chống hạn hán cho miền Nam.

Nếu thần thông quảng đại như thế, thì ngay và luôn, đến trung tâm Sài Gòn hô cho mưa rào về trong ngày mai đi. Cứ làm trước phát tâm cho bà con mát mày mát mặt. Rồi sau đó, muốn hô ở đâu muốn gọi ở đâu cũng được, chúng tôi tình nguyện kêu gọi vận động kinh phí cho đại vĩ nhân quái kiệt tha hồ đón mưa về nhé. Nhiêu bi nhiêu, chúng tôi cân hết nha!

samedi 13 avril 2024

Huy Nguyễn - Xuất hiện dị nhân có khả năng cầu mưa?

Thực ra ông Lê Minh Hoàng này được báo chí đưa lên từ hồi 2013. Ông ấy đi các bộ ngành đòi chi tiền để ông ấy cầu mưa và đuổi bão.

Không ai trả tiền cho ông ấy nên ông ấy giận không làm việc không công nữa. Ở ẩn 10 năm giờ nhờ tiến sĩ Điệp mà ông ấy lại nổi lên tiếp.

Ông Hoàng có thể mắc bệnh hoang tưởng, nhưng ông Điệp đường đường là giám đốc một trung tâm khoa học công nghệ mà lại ra văn bản đề nghị này thì thật khó hiểu. Trong văn bản mặc dù có nêu rằng khả năng của ông Hoàng chưa được kiểm chứng - Chưa kiểm chứng sao lại làm công văn đề nghị một cách trịnh trọng như vậy đến cơ quan chức năng ?

Võ Xuân Sơn - Lập đàn cầu mưa

 

Từ trước giờ tôi vẫn nghĩ có gì đó không ổn trong giới trí thức ở Việt Nam. Nhưng tôi không biết là gì.

Hôm nay, đọc được một văn bản của ông Tiến sĩ Giám đốc trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi mới sáng tỏ được chút ít.

Đó là công văn số 242024/CV-CTCS ngày 02/04/2024, gởi Chi cục Thủy lợi TP HCM. Công văn này giới thiệu một người có khả năng cầu mưa cho các tỉnh phía Nam. Ngoài việc giới thiệu nhân vật có khả năng đặc biệt này, công văn nhiều lần khẳng định là họ chưa kiểm chứng khả năng đó, không khẳng định, và không phủ định rằng người họ giới thiệu có khả năng cầu mưa.

Lê Thiếu Nhơn - Tiến sĩ nhảm!

Khô hạn đang đe đọa các tỉnh Nam bộ.

Thay vì nghiên cứu tìm giải pháp khoa học mang tính bền vững để hỗ trợ bà con, thì tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp - giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ, lại giới thiệu thầy phù thủy Lê Minh Hoàng "có khả năng cầu mưa" cho Chi cục Thủy lợi TP.HCM.

Nhảm nhí hơn, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp cũng không biết chuyện cầu mưa của đối tượng Lê Minh Hoàng có thật hay không. Tức là cứ tùy tiện giới thiệu, cứ lấy cái học vị và con dấu ra mà làm trò môi giới một cách lố bịch.

Lưu Nhi Dũ - Cầu mưa ?

Học tới tiến sĩ như ông Nguyễn Hoàng Điệp mà còn tin lập đàn cầu được mưa ?

Ông tiến sĩ này giới thiệu cho TPHCM, các tỉnh miền Tây đang hạn hán một vị “hô phong hoán vũ” để làm mưa cứu dân”!

Trời, tới thế kỷ của AI mà vị tiến sĩ này còn mê mê đến cỡ đó sao!

mardi 9 avril 2024

Lê Văn Luân - Chiếc xe bò bánh đất

 

Vấn đề hoàn toàn không nằm ở những cái đầu trọc lốc khoác áo cà sa nói năng nông cạn hoặc xằng bậy thiểu năng.

Mà nằm ở việc tại sao có đông đảo những môn đồ/đệ tử ngồi lắng nghe những thứ như thế và còn cổ vũ, thậm chí thực hành theo một cách rốt ráo?

Nếu tự nhiên có hiện tượng nhật thực toàn phần trăm năm mới có một lần, thì ở đây cứ mở mắt ra là thấy nhật thực đang hoành hành khắp nơi mọi chốn mà không thấy có hành động nào ngăn chặn chúng.

Thái Vũ - Tào lao hại người

Thích Chân Quang rất xàm, rất tào lao về đạo. Một thứ đạo mê tín hoang đường, đầy tai ương, khổ nạn, đầy luận phạt và mua bán phước lộc, đổi chác công tội bằng tiền bạc, đất đai... hoàn toàn khác với Phật Giáo. Thậm chí chống lại, đối nghịch lại các tư tưởng an hòa từ bi cứu khổ của Phật Giáo.

Thế nhưng qua các trend chia sẻ những bài nói chuyện với chủ đề giải đáp về bệnh tật, tôi thấy người bên dưới có thể gửi câu hỏi về bất kỳ bệnh gì và ông ta có thể giải đáp tất tần tật. Từ định nghĩa bệnh, nguyên nhân, điều trị... và dĩ nhiên vẫn rất sai trái và tào lao.

Nhưng cái xàm xí, tào lao này thì rất nguy hiểm, gây tổn hại cho người ta, đến mức có thể thiệt mạng oan.

lundi 8 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Hối lộ tâm linh

 

Sư sãi như ông Chân Quang đang xem hối lộ tâm linh và nhận tiền bá tánh một cách trơ tráo là chuyện thường?

Hôm nay, trên clip mới, ông Việt (pháp danh Chân Quang) không vòng vo đạo lý như mọi lần nữa, mà đi thẳng vào vấn đề luôn với phát ngôn xanh rờn: Nhét tiền mệnh giá thấp vào tượng thì sẽ gặp xui xẻo; còn đưa tiền mệnh giá cao cho sư trụ trì thì mới được phước báu.

Chưa bao giờ, hai từ “phước báu” thốt ra từ miệng của một thầy tu, nghe nó nhờn nhợn, rùng mình, và ám ảnh đến như vậy.

mardi 19 mars 2024

Nguyễn Đình Bổn - Tứ nhiếp pháp!

Coi cái video mấy ông thầy chùa dạy nhau bào tiền bá tánh, rồi bị mạng xã hội lên án lại vòng vo giải thích đó như một "nghệ thuật" để giúp Phật tử vui vẻ cúng dường. Nghe rất tào lao.

Vậy đạo Phật có dạy các vị xuất gia thu phục, "lấy lòng" bá tánh hay không? Có, và có đến 4 phương pháp gọi là Tứ nhiếp pháp lợi tha.

Nghĩa của tứ nhiếp pháp là gì? Tứ là 4; nhiếp là thu phục; pháp là phương pháp. Lợi tha là làm lợi ích cho người khác và đây chính là hòa nhập cộng đồng để làm lợi ích xã hội và hoằng pháp.

samedi 16 mars 2024

Chu Mộng Long - Đại tăng Thích Chân Quang rủa sả người câu cá

 

Đại tăng Thích Chân Quang khi giảng về nhân quả và nghiệp báo, có dẫn trường hợp về người câu cá.

Ngài nói, đại ý, hình ảnh người câu cá trông có vẻ thanh tao, thơ mộng, tư thế ung dung giữa mây nước như thần tiên. Nhưng thực chất là kẻ lừa đảo. Móc con trùn vào lưỡi câu, lừa cá đến ăn rồi giật toét mồm cá ra. Những kẻ ấy ắt bị nghiệp báo là lở mồm toét họng ra...

Nhiều bạn bình rằng ngài đã rủa sả các bậc tiền nhân và những người làm nghề câu cá. Tôi thì chột dạ khi thấy trong bộ sưu tập hình ảnh Bác Hồ, có hình ảnh lãnh tụ ngồi câu cá.

dimanche 10 mars 2024

Hà Phan - Kinh doanh nỗi sợ hãi

 

Người kinh doanh tâm linh khoét sâu vào sợ hãi, sùng bái mê muội thần thánh kiếp sau trả nghiệp, phù hộ tốt đẹp kiếp này...

Kẻ kinh doanh y dược đánh vào nỗi lo bệnh tật, chết chóc.

Các tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng, sửa sang săn sóc sắc đẹp kiếm tiền từ sợ già, xấu, yếu đuối và mong được "cải lão" hoàn đồng, xinh đẹp thái quá!

mercredi 6 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đồ đểu tràn lan cửa Phật

Tôi quy y ở một chùa nghèo ở Hải Dương. Chùa xưa, các sư trồng rất nhiều chuối, đó là một nguồn thu của chùa. Phật tử nơi này toàn các cụ già, dân nghèo. Họ công đức tiền lẻ, các sư cũng chẳng kêu than, cứ cái hạnh của mình mà tu.

Chùa có nhiều tượng cổ, từng bị trộm mất vài pho. Các sư cố gắng gom góp tiền làm pho tượng thay thế, cũng chẳng kêu phật tử cúng dường.

Bao năm qua rồi, tôi chưa bao giờ nhận được một cuộc gọi cúng dường hay đóng góp này nọ từ chùa này. Đôi khi trách mình hơi xao nhãng, nhưng cũng thấy tâm an vì còn những nơi chữ tu không đi liền chữ tiền. Vậy đấy.

mardi 5 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Bậc “chân tu”, làm ơn “tay tu” để bớt móc túi chúng sanh lại!

Mấy nay khầy lùa gà đi giải cứu truyền thông hơi nhiều mà chiêu của khầy cũng lạ đời lắm: 10 cái bình luận thì 9 cái khen khầy là “bậc chân tu”, là “người yêu nước”, là giời cao biển rộng.

Chưa hết, lại vu cho ai phản đối những lời nói giả điên hốt tiền của khầy là “phản động”. Khầy giỏi giang thế kia, tấm lòng bao la vừa rộng vừa sâu vừa sướng thế kia. Gặp đứa nào phản động khầy cứ chuyển hóa chúng, để chúng tu tâm dưỡng tính quay lại con đường sáng; chứ ai lại lùa gà đi rủa xả, tạo ngăn cách đôi bên nhiều thêm. Cách này khầy sai quá sai.

Mà lại dùng toàn gà ảo, nội dung thì kiểu sản xuất hàng loạt bởi mấy con AI đểu, nhìn rõ là buồn cười. Đã là “bậc chân tu” thì ngồi yên mà nghe sóng xô bão nổi chứ ai lại tự tạo ra những lời đường mật lờ lợ đi khen mình rồi hắt mức vào người khác thế hả khầy?

lundi 4 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ -Sao các sư đạo lý vẫn cay nghiệt đay nghiến quá khứ của chúng sinh?

Trước đây tôi sững sờ khi thấy một cuốn sách viết về kiếp trước làm điều này thì kiếp này trở nên thế này thế nọ. Điều hãi hùng nhất chính là, đưa những bất hạnh của người kiếp này ra mắng nhiếc do kiếp trước làm việc ác.

Tuy nhiên, cuốn sách không quên thòng luôn một đoạn: Kiếp trước hăng hái cúng dường, kiếp này sống trong vinh hoa phú quý. Vâng, lại là cúng dường!

Thời gian gần đây, không ít sư thầy sư cô lên mạng ra rả về việc kiếp này như thế này là bởi kiếp trước như thế kia. Mà toàn nhắm vào những người bệnh tật, khổ hạnh để dùng những lý lẽ cay nghiệt như thế.

Nguyễn Hoài Bắc - Đại tổ sư !

Chuyện gì đang xẩy ra với tôn giáo của đất nước chúng ta, đặc biệt là Phật giáo ?

Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, cũng trải qua các biến cố, thăng trầm, lúc suy, lúc thịnh tùy thời thế, thế thời.

Có thể nói Phật giáo được "chấn hưng" được "nở rộ" và đầu tư hoành tráng khoảng 20 năm trở lại đây do tư nhân - giáo hội Phật giáo - Nhà nước, ba nhà liên kết để cùng phát triển, cùng thu lợi nhuận của bách tính, thảo dân cúng dường, công đức. Cực thịnh sẽ Cực suy theo quy luật bất biến của tự nhiên, của xã hội trải qua kết đúc hàng ngàn năm trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

Nguyễn Thông - Tại ai?

Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng - tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền ; nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước. Cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào. Rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v…

Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách. Mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

lundi 26 février 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Sư ơi, đừng lên cơn sân với cái nhà tiến sĩ Đoàn Hương ạ!

Giới áo sòng lại được một phe xôn xao khi cái nhà tiến sĩ Đoàn Hương vỗ một phát xanh rờn: Một số nhà sư làm tiền, sống xa hoa khiến đi tu trở thành một nghề.

Các sư anh sư cụ sư cô sư bác xôn xao, cho rằng đây là nhận định chủ quan, vơ đũa cả nắm.

Khoan, giận dữ là không hay rồi, sai tinh thần đạo Phật rồi. Bởi tham lam, giận dữ, si mê, hay gọi tắt là tham sân si, luôn được các sư lấy làm nằm lòng là phải từ bỏ. Các sư giảng đạo lý từ chùa tới nhà rồi ròng rã trên mạng xã hội việc bỏ ba thứ này. Vậy thì, các sư cứ thực hành trước, bớt nóng.

samedi 24 février 2024

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

 

Ngày 17/02/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: con nhang, đệ tử với "biển người", "đông nghịt", "chật cứng"...vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào.

Một điều rất thú vị, nếu chúng ta đạt được cảnh giới nhận thức bằng "tư duy trừu tượng", lại biết phát huy hết sở trường của phương pháp "chọn mẫu" trong công tác thống kê thì có rất nhiều thứ trong thế gian này. Mặc dù chúng ta không cần "nhìn" nhưng vẫn "thấy".

Suốt ngày mồng 8, mồng 9 Tết, thấy anh, em gần xa ít nhiều còn trăn trở với thời cuộc than khóc quá trời. Anh, em vừa khóc gần cạn nước mắt về sự kiện giang sơn đổ máu vào ngày 17/02, 45 năm trước chưa xong, nay lại tiếp tục than khóc cho công lao khai sáng xã hội của mình hình như uổng phí, bị trôi sông, trôi biển, vì chúng sinh vẫn tiếp tục ngụp lặn trong bến mê ?

lundi 19 février 2024

Cù Mai Công - Mùng 10 tháng Giêng Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông Địa

(Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng)

Gần đây, cứ dịp ngày 10 tháng Giêng, một số báo mạng ra rả chuyện ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, cùng với đó là chuyện mua bán vàng. Cứ như là thiệt với một “phong trào” mới rộ lên khoảng chục năm nay ở vài đô thị như TP.HCM, lan ra Hà Nội… 

Báo Tuổi Trẻ Online hôm qua 18-02-2024 (mùng 9 tháng giêng) đã có bài khác hẳn nhiều bài báo trên một số báo mạng lớn: Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín.

Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín

 

(Đậu Dung – TTO 18/02/2024) Tới cuối thế kỷ 19 ở nước ta, ông Thần Tài chưa xuất hiện; một số người không hiểu sao đến thế kỷ 20, bỗng lù lù ở đâu ra ông Thần Tài?

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng cắt nghĩa hiện tượng này dưới góc nhìn cá nhân của ông, phần nào gợi mở ra một số điều cần suy ngẫm.

Cuối thế kỷ 19, Thần Tài vẫn chưa xuất hiện

Thần Tài là vị thần chuyên trách về tiền bạc, của cải và sự giàu có…