Affichage des articles dont le libellé est Nhân cách. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân cách. Afficher tous les articles

vendredi 19 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đám cưới con ông hiệu trưởng to hơn kỷ cương phép nước?


Ngày giỗ tổ, cả nước được nghỉ. Thế nhưng, học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Hiệp Hòa (Vũ Thư, Thái Bình) vẫn phải đi học.

Theo bức xúc của nhiều phụ huynh, các con bị bắt đi học ngày này là học bù, để phải nghỉ ngày học thứ Bảy (20/04), vì ngày này các thầy cô trong trường bận đi đám cưới con thầy hiệu trưởng Nguyễn Thắng Thiên.

Vụ việc bại lộ, đến cả phòng giáo dục huyện Vũ Thư cũng bất ngờ. Trưởng phòng giáo dục xác định việc bắt học sinh đi học vào ngày này là sai quá sai. Dĩ nhiên, đúng vào đâu được? Một hành động coi thường kỷ cương phép nước đã quá rõ.

mercredi 3 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Chữ đủ và ngàn con hạc giấy

 

Một ngàn con hạc giấy đã được bạn cùng lớp của nam sinh gấp thả về trời cầu nguyện cho nam sinh bị đánh chết não hồi phục để trở lại với trường lớp. Nhiều bạn học đã gửi những dòng thư tha thiết, chia sẻ và động viên nam sinh, và mong em sớm trở lại để đọc nó.

Rất nhiều người thiện tâm cũng đã nguyện cầu trời Phật đưa em trở lại khỏe mạnh bình thường.

Đó là những điều ấm áp của tình người, sau khi một con người đã bị hủy hoại bởi những kẻ ác nhân.

samedi 30 mars 2024

Nguyễn Đắc Kiên - Trí thức hay nô bộc ?

 

Đọc cùng lúc các cuốn giáo trình luật của giáo sư Vũ Văn Mẫu (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1960-1970) và các cuốn giáo trình của một đại học được coi là hàng đầu về luật ở TP.HCM (*) bây giờ, chưa cần đi sâu vào nội dung, nhìn vào tâm thế người viết thôi, tôi đã có thể chỉ ra một sự khác biệt rõ rệt.

Trong khi với những người như giáo sư Vũ Văn Mẫu, Hiến pháp 1956, 1967, cũng như các sắc luật khác, của Việt Nam Cộng Hòa, là đối tượng phê phán trong các bài giảng về pháp luật, mà ở đó, các giáo sư đại học như những vị thần linh trong ngôi đền thiêng khoa học chỉ tay phán xét công việc của người phàm (chính quyền).

Thì ngược lại, với “các giáo sư đại học ngày nay” (**) (trong các cuốn giáo trình luật mà tôi đã đề cập ở trên), các bản Hiến pháp, các sắc luật, kể cả các chủ trương, chính sách của chính quyền, lại như những cuốn thánh kinh. Mà ở đó, các thạc sĩ, tiến sĩ, các nhà khoa học của chúng ta, chỉ có thể len lén nhìn vào. Rồi có trót lỡ nhận ra điểm nào sai quấy thì cũng phải hết sức nhẹ nhàng và mềm mỏng, thưa thốt lên (đấng tối cao “chính quyền”) rằng, có lẽ đó chỉ là “khiếm khuyết của lịch sử”.

jeudi 28 mars 2024

Lê Duy Linh – Kể chuyện đi mua rượu

 

Đây không phải nước dừa. Đây là rượu. Mỗi đợt làm khô khoảng 150 ký cá, mình cần khoảng 10 lít rượu, vừa để khử mùi tanh, vừa để phun đuổi ruồi không bu vào khô khi phơi. Nhưng mình không nói chuyện làm khô, mình kể chuyện mua rượu.

Mọi khi đi mua rượu, anh chủ lò bán. Bữa nay mua, thằng nhỏ con ảnh bán. Thằng cu học lớp 5, nhỏ xíu, mặt mũi sáng sủa, cười tươi rói, đeo kiếng.

Mình vô nhà, ổng đang ngồi võng ăn cơm trưa.

mercredi 27 mars 2024

Nguyễn Tường Minh - Nguyên Thủ Quốc Gia

 

Trên thế giới, có thể nói “nghề nghiệp” đặc biệt nhất chính là làm Nguyên Thủ Quốc Gia.

“Nghề nghiệp” này không do chúng ta chọn, khi sinh ra thì không có bất kỳ ai biết mình sẽ làm Nguyên Thủ Quốc Gia. Người ta có thể sinh ra làm một Hoàng tử, làm một Thái tử, con Vua hoặc thậm chí làm Vua… nhưng không có ai ngay lập tức trở thành Nguyên Thủ Quốc Gia. Một người có thể quyền cao chức lớn nhưng rất khó trở thành một Nguyên Thủ Quốc Gia đúng nghĩa.

“Vua, Hoàng Đế, Tổng Thống, Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Thống đốc…” đều là những chức vụ, danh xưng cao quý trong phân công chức vụ một người giữa thể chế, triều đại quốc gia. Nhưng Nguyên Thủ Quốc Gia mới chính là trọng trách của một người được công nhận làm đại diện cho cả quốc gia và dân tộc trước bạn bè thế giới.

mardi 26 mars 2024

Nguyễn Thông - Nên dẹp tờ báo phò Nga của Bộ Giáo dục!

Sau vụ Putin xử tên Prigozhin trùm bọn lính đánh thuê Wagner mà vẫn có người tin vào miệng lưỡi của nó. Nhất là về vụ khủng bố ở nhà hát Crocus nó đổ cho Ukraine, thì quả nhiên đầu đất là có thật.

Để một thằng lừa đảo lưu manh như thế đè đầu cưỡi cổ, dân Nga, trong đó có bọn cộng sản Nga, đã tự thể hiện mình rõ nhất.

Ca ngợi, nịnh nọt, bắt tay bắt chân một thằng như thế, chính quyền và báo chí quốc doanh xứ này, nhất là tờ "Giáo dục và thời đại" của Bộ Giáo dục - Đào tạo thể hiện rất rõ là thứ gì.

vendredi 22 mars 2024

Nguyễn Hồng Lam - Thương Tín, hòn cuội đóng rêu

 

(ANTG - Chủ Nhật, 28/10/2007, 09:57) Thành công trên sân khấu nhưng với đời thường, Thương Tín đã nhiều lần thú thật: “Tôi chỉ là một kẻ lạc loài và thất bại, chưa bao giờ thủ nổi vai một người đàn ông, một người chồng, người cha tử tế. Ăn chơi phóng đãng, phá phách, cờ bạc, ma túy..., bao nhiêu thói tật của đời nghệ sĩ, tôi đã tự vơ hết vào mình bấy nhiêu. Cuộc đời tôi đã nhiều lần đứng trên bờ vực thẳm”.

Vì thế, chẳng ai ngạc nhiên trước cái tin Thương Tín bị bắt quả tang trên chiếu bạc tổ chức ngay trong quán cà phê mang tên anh, do chính anh làm chủ ở số 14/3 đường Cây Trâm, phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh vào chiều 22/10/2007.

Và đó cũng chưa phải là sự kết thúc. Nó chỉ là một mảng màu tối được hắt thêm vào bức tranh cuộc đời đã quá loạn sắc của gã nghệ sĩ phóng đãng, lắm tài nhưng nhiều tật.

Nguyễn Gia Việt - Thương Tín luôn làm những sự kiện gây sốc !

 

Thiệt ra đã già bịnh tật nghèo túng còn đèo bồng vợ trẻ, sanh con thơ, vợ lại không nghề nghiệp, đây là nguyên nhân mọi thứ.

Người ta hay nói nghiệp, kiếp này kiếp sau. Thực ra chỉ tính nghiệp ở hiện tại. Anh Thương Tín đang trả nghiệp của đời mình, trả xong là hết nghiệp. Khi nào hết nghiệp?, Là khi anh không còn trên đời này nữa.

Theo thuyết nhân quả thì “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp ác”, “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”. Bên Công giáo cũng có kia kìa: “Ai gieo giống nào, thì sẽ gặt giống đó” (Gal 6,7).

mardi 12 mars 2024

Hoàng Dũng - Michel Ferlus

 

Trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, thầy Đoàn Thiện Thuật kéo tay tôi đến trước mặt nhà ngữ học Michel Ferlus nói mấy lời giới thiệu.

Lúc đó, Michel Ferlus vừa xuất bản công trình nổi danh "Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien", sau được thầy Hoàng Tuệ dịch đăng trên tạp chí Ngôn ngữ.

Tôi lúng túng, lí nhí nói những gì mà bây giờ, sau mấy chục năm, thú thật đã quên mất. Kẻ mới bước chân vào con đường nghiên cứu là tôi, trước một tượng đài lừng lẫy như Michel Ferlus, biết ăn làm sao nói làm sao!

lundi 4 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ -Sao các sư đạo lý vẫn cay nghiệt đay nghiến quá khứ của chúng sinh?

Trước đây tôi sững sờ khi thấy một cuốn sách viết về kiếp trước làm điều này thì kiếp này trở nên thế này thế nọ. Điều hãi hùng nhất chính là, đưa những bất hạnh của người kiếp này ra mắng nhiếc do kiếp trước làm việc ác.

Tuy nhiên, cuốn sách không quên thòng luôn một đoạn: Kiếp trước hăng hái cúng dường, kiếp này sống trong vinh hoa phú quý. Vâng, lại là cúng dường!

Thời gian gần đây, không ít sư thầy sư cô lên mạng ra rả về việc kiếp này như thế này là bởi kiếp trước như thế kia. Mà toàn nhắm vào những người bệnh tật, khổ hạnh để dùng những lý lẽ cay nghiệt như thế.

samedi 2 mars 2024

Bông Lau - Những người Nga tử tế

Đám tang của thủ lãnh đối lập Nga Alexei Navalny hôm qua quy tụ hàng ngàn người tham dự trong thời tiết băng giá ở Mạc Tư Khoa. Khắp nơi quần chúng tụ tập tưởng nhớ một người trẻ tuổi can đảm dám đứng lên chống lại một bạo quyền sắt máu Vladimir Putin và chống cuộc chiến phi nghĩa ở Ukraine. Có hàng trăm người bị bắt vì bày tỏ lòng thương tiếc.

Cách đây mấy năm Alexei Navalny bị đầu độc nhưng được chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức giúp di tản qua Đức chữa trị và cứu sống. Sau khi bình phục Alexei Navalny quay trở lại Liên Bang Nga để đấu tranh cho nền tự do dân chủ, nhưng anh bị bắt vào tù ngay và thọ án 19 năm.

Hơn một tuần trước Alexei Navalny bỗng đột ngột qua đời trong nhà tù Kharp ở vùng hoang vu cực bắc lạnh giá. Cả thế giới phẫn nộ và cho rằng Vladimir Putin đã giết Alexei Navalny trước cuộc bầu cử, để triệt hạ một mối đe dọa.

lundi 12 février 2024

Hà Phan - Gà què ăn quẩn cối xay

Cơm mẹ nấu bao giờ cũng ngon nhất, không phải bởi hơn hẳn thiên hạ mà vì tình thâm và hoài niệm ngày cơ cực ấu thơ.

Hàng quán đầu ngõ chẳng nơi nào bằng, khi chúng ta chỉ quanh quẩn khu phố mình và trong đầu chỉ biết chưa nơi nào hơn!

Ẩm thực ngon hay dở, thưởng thức ra sao chủ yếu do thói quen và khẩu vị vùng miền. Phở Hà Nội cũng như bún bò Huế hay bún mắm Sài Gòn, bánh canh ngoài Trung... có thể ngon với những người yêu quý hương vị quê nhà. Nhưng đem đến nơi khác, với nhiều du khách thử vị thì chưa hẳn đã ưng ý. Chấp thì ok thôi, nhưng người ta có chấp mình không ?

Nguyễn Đình Bổn - Nói cho thằng ngu nghe nè!

 

Sài Gòn có đủ các món ăn nam trung bắc và được chắt lọc lại cho hợp khẩu vị người Sài Gòn.

Vì vậy rất dễ hiểu vì sao người Sài Gòn ra Hà Nội ăn phở thấy dở hơn phở Sài Gòn, ra Huế ăn bún bò, ra Quảng Nam ăn mì quảng, về miền tây ăn hủ tíu có khi thấy...hông ngon. Ẩm thực mà viết như mày là ngu lắm biết không con?

Mà ta nói cho biết nè, từ sau 1954 đến đầu 1990, Hà Nội có gì đáng để gọi là ẩm thực đâu? Đói vàng cả mắt. Nay mới no đủ chút cái giọng đã tanh tanh rồi!

Liễu Hằng - Học ăn học nói

 

Nói thiệt, ông bà tui “theo tàu vào Nam” nhưng tui không khoái món Bắc.

Với tui, món Bắc như cô gái gầy, có thể lung linh khi cat walk nhưng xáp lại thì thiếu cái sexy mỡ màng.

Tui khá “nhiều chiện”, riêng ẩm thực lại ngần ngại khi luận bàn. Bởi trong cái mặn ngọt, dày mỏng của từng miếng ăn, thấm đẫm lịch sử vùng miền, đẫm cả cái khắc nghiệt hay trù phú.

Hoàng Linh - Phở của bố mầy

 

Cha nội Hà Quang Minh dưng không mượn chuyện phở chửi dân Sài Gòn, vẫn theo phong cách 'biết bố mầy là ai không?'

Vâng bố con ông là nhất rồi, nhưng dưng không khen mình rồi xổ toẹt cả một vùng miền là xúc phạm nhiều người đấy.

Nhiều năm tôi được anh Hồ Hùng Vân (phó giám đốc) Saigon Tourist và chị Loan New World mời làm giám khảo các cuộc thi vua đầu bếp, với tư cách người chấm điểm theo khẩu vị riêng.

mardi 30 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Hành xử đúng mực!

 

Nếu lễ phép, khoanh tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ, và cả thầy cô (khi các em còn nhỏ) là một ứng xử văn hóa cần giữ, thì khúm núm là hành vi ti tiện, của những kẻ cơ hội.

Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi đó khi chúng giống nhau?

Khá đơn giản: Lễ phép nằm trong khuôn khổ gia đình, dòng họ, trong các giao tiếp mang tính cá nhân. Còn khúm núm nằm trong quan hệ xã hội, cấp dưới nịnh cấp trên, dân hạ tiện gập mình, xun xoe, hai tay nắm tay quan chức, vẻ mặt đầy tuân phục. (Status này không bàn về cách hành xử trong các tôn giáo).

mercredi 24 janvier 2024

Chu Mộng Long - Vì sao tham nhũng ngày một leo thang ?

Báo viết: "Củi lửa phừng phừng nhưng tham nhũng vẫn ngang nhiên trắng trợn".

Không cần đọc hết bài báo. Chỉ cần trực quan vào kết quả điều tra và xử án kể từ khi lò bắt đầu nhóm lửa đến nay cũng đủ thấy mệnh đề trên hoàn toàn đúng. Các vụ tham nhũng ngày một gia tăng về số lượng lẫn chất lượng.

Về số lượng, từ những vụ án chỉ vài ba bị can đã nhân đột biến đến vài trăm bị can, tức từ cá thể đến tập đoàn. Về chất lượng, số tiền tham nhũng ban đầu nằm dưới trần của khung luật hình sự, càng về sau càng vượt khung rất xa. Các vụ án gần đây, số tiền tham nhũng toàn tính bằng đơn vị ngàn tỉ.

mardi 23 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Trước khi mất bố của Trần Hùng nói gì ?

Cụ Trần Xuân Sơn, một cán bộ lão thành trong ngành ngoại giao trước khi mất đã nói gì với các anh, chị ruột của Trần Hùng - trong đó có Trần Huy, người khi 17 tuổi đã tình nguyện vào chiến trường thành cổ Quảng Trị, chiến đấu 81 ngày đêm và bị thương ở đó?

Khi các con nói với bố bên giường bệnh: “Bố à, nếu giờ em ấy nhận tội, thì em ấy sẽ được về trước khi bố đi. “

Cụ Sơn đã nói luôn:

mercredi 17 janvier 2024

Hữu Phú - Đối nhân xử thế !

Cả tuổi thanh xuân của tôi (từ hai mấy tới bốn mấy tuổi) dành cho Báo Thanh Niên, gần hết thời gian này là tôi làm việc trong thời anh Nguyễn Công Khế làm Tổng Biên tập.

Thời gian tôi làm ở Báo Thanh Niên là một chuỗi ngày dài cực nhọc, gian khổ trăm bề, “thù trong giặc ngoài”, bị cô lập, chèn ép tứ phương, phải phấn đấu, chiến đấu liên tục, không phút nào được lơ là cảnh giác…

Tôi bắt đầu ở báo Thanh Niên từ một phóng viên tập sự, lên tới phóng viên bậc cao nhất trong ngạch trong thời gian ngắn. Tôi biết khá rõ tất cả những người làm trong báo Thanh Niên cùng tôi thời điểm ấy, tất nhiên là cả anh Nguyễn Công Khế.

mercredi 20 décembre 2023

Huỳnh Thị Tố Nga - Miếng ăn là miếng tồi tàn

 

Ông bà ta có câu "học ăn, học nói, học gói, học mở" là để dạy cho con cháu cách ứng xử trong những sinh hoạt hàng ngày sao cho tao nhã, lịch sự. Mở rộng hơn, đó là văn hóa trong ứng xử giữa người và người, là nét văn minh của con người.

Người Nhật, họ có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Không bàn về thức ăn thế nào, nét đặc trưng của họ là tất cả các thành viên trong gia đình đều có phần ăn riêng. Mỗi món, cho dù là chút ít nước chấm, cũng phải chia riêng thành mỗi phần ăn riêng biệt cho mỗi người. Dù là cùng ngồi ăn với nhau trong một bàn, nhưng phần ai nấy ăn, không đụng chạm với nhau.

Người Việt và đa phần các quốc gia châu Á khác, có thói quen ăn chung với nhau những đĩa thức ăn trên bàn. Mỗi thói quen khác nhau có ưu khuyết điểm khác nhau.