Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Ấn Độ và Trung Quốc đối địch trên biển. Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Ấn Độ và Trung Quốc đối địch trên biển. Trier par date Afficher tous les articles

mardi 5 juin 2018

Tướng « Chó Điên » điểm mặt Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (video)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tại Shangri-La, Singapore ngày 02/06/2018. Bài phát biểu của ông mang tựa đề "Sự lãnh đạo của Mỹ và thách thức an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Tác giả Euan Graham trên trang web của Lowy Institut, một think tank Úc nhận định, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã hành động rất tốt tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Cuộc Đối thoại Shangri-La, tức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, được tổ chức trong bối cảnh chỉ một tuần nữa sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, cũng ngay tại Singapore. 

Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim vốn rất được chờ đợi, bị tổng thống Trump hủy bỏ, rồi lại được loan báo vẫn diễn ra như dự kiến… đã gây ra nhiều đồn đãi, bàn tán trong hành lang hội nghị. Tuy nhiên nhờ sự dẫn dắt của tướng James Mattis, mà các đại biểu không bị xao lãng qua sự kiện trên. Thay vào đó, chính thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông lại trở thành trung tâm chú ý của Đối thoại Shangri-La. 

vendredi 19 juin 2020

Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. © REUTERS/Rupak De Chowdhuri
Đăng ngày:


« Cách đây 60 năm, tướng De Gaulle từ Luân Đôn đã đưa ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến », sự kiện lịch sử này được Le Figaro đưa lên trang nhất hôm nay 18/06/2020. Cũng với ảnh bìa tướng De Gaulle, La Croix chạy tựa « Một ngày 18 tháng Sáu năm xưa ». 

Le Monde quan tâm đến vấn đề « Thương mại : Châu Âu tự vệ trước Trung Quốc ». Les Echos phấn khởi trước « Kinh tế Pháp rốt cuộc đã ra khỏi giấc ngủ » : GDP giảm ít hơn quý I, tiêu dùng tiếp tục tăng. Hồ sơ của Libération dành cho cuộc điều tra đặc biệt về chất perfluore (PFAS) hiện diện trong nhiều sản phẩm như chất chống dính, mỹ phẩm…tồn tại rât lâu trong môi trường và cơ thể người, với ảnh bìa là một cái chảo và hàng tựa hàm ý« đầu độc trong im lặng ».

dimanche 3 octobre 2021

Đài Loan, mảnh ghép còn thiếu trong « giấc mộng Trung Hoa »


Đăng ngày:

vendredi 15 septembre 2023

Nguyễn Tiến Hưng - Quan hệ Mỹ-Việt: Hoa Kỳ vào Việt Nam ‘lần hai’ và các bài học cho hôm nay

 

Sau khi Nhật lật đổ Pháp tại Đông Dương, ngày 11/03/1945 Đại sứ Nhật Masayuki Yokohama đến gặp Hoàng Đế Bảo Đại và đệ đạt: “Tâu Hoàng Thượng, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của nước Pháp trên đất nước này. Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Thượng.”

Ngày hôm sau, vua Bảo Đại mời ông Yokohama tới để trao một bản tuyên ngôn độc lập: “Chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…”

Hành động ngoại giao đầu tiên của ông Bảo Đại trong tư cách lãnh đạo một nước Việt Nam độc lập và thống nhất là gửi một công hàm cho Tổng thống Mỹ Harry Truman để giao hảo với Mỹ và yêu cầu ngăn chận Tướng De Gaulle đưa Pháp trở lại Đông Dương.

dimanche 20 janvier 2019

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974



(Nghiên Cứu Quốc Tế 17/01/2019) Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ-16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ-16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó.

HQ-4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa.

mardi 12 mai 2015

Ấn Độ và Trung Quốc đối địch trên biển

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ RK Dhowan (thứ 4 từ trái sang) trước hàng không mẫu hạm INS Viraat tại Bombay, 20/04/2015.
Đăng ngày 11-05-2015


Hôm 02/05/2015, Hải quân Pháp và Ấn Độ đã kết thúc năm ngày tập trận trên Ấn Độ Dương, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tăng cường sức mạnh Hải quân. Đây là cơ hội để hạm đội Ấn học hỏi kỹ năng của Hải quân Pháp. Đặc phái viên báo Le Figaro đã theo chân chiến hạm chống tàu ngầm Jean-De-Vienne và hàng không mẫu hạm Charles-De-Gaulle của Pháp trong cuộc tập trận này.
Bài phóng sự mô tả lại một đêm săn tìm tàu ngầm trên chiếc Jean-De-Vienne. Đêm hôm ấy, chiến hạm này hộ tống Deepak, một tàu tiếp liệu của Hải quân Ấn. Jean-De-Vienne mở đường, chạy trước khu trục hạm Mumbai ; hai chiến hạm Gomati Tarkash của Ấn Độ lướt sóng hai bên hông.

vendredi 2 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam tại bước ngoặt mới: Tiến thoái lưỡng nan



Tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tự tiện ngang dọc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 03/07 đến 02/08/2019.
(Viet-Studies 01/08/2019) Thế kỷ 21 có nhiều nghịch lý, vì biến số (variables) ngày càng tăng và hằng số (constants) ngày càng giảm, làm chính trị quốc gia và trật tự thế giới biến đổi khó lường. Trong khi thế giới thay đổi quá nhanh (theo biến số) thì tư duy con người thay đổi quá chậm (theo hằng số), như một nghịch lý trong nhận thức về thế giới. Sử gia Yuval Harari cho rằng thế kỷ 21 là thời kỳ “hậu sự thật” (post truth) với nhiều “tin vịt” (fake news), làm người ta dễ ngộ nhận.

Bài này đề cập đến mấy vấn đề lớn có nhiều biến số, đang thách thức Việt Nam tại bước ngoặt mới năm 2019: (1) Trung Quốc đang bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính. (2) Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp tai họa do quá nhiều đập thủy điện. (3) Đối đầu Mỹ-Trung có thể làm cho Việt Nam “lợi bất cập hại”. (4) Trước bức tranh địa chính trị đầy bất trắc, muốn thoát hiểm Việt Nam phải quyết điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế, trước khi quá muộn. 

Khủng hoảng bãi Tư Chính

Sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 (5/2014) là một cú sốc, gây khủng hoảng Biển Đông, xô đẩy Việt Nam về phía Mỹ, như “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Nhưng sự cố đó có lẽ chưa đủ mạnh để thắng nguyên trạng. Quan hệ Trung-Việt tuy xa hơn “nhưng không quá xa”, và quan hệ Mỹ-Việt tuy gần hơn “nhưng không quá gần” (Alexander Vuving). Việt Nam vẫn cố giữ thăng bằng với Mỹ-Trung, với chính sách quốc phòng “ba không”. 

jeudi 30 septembre 2021

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển


Đăng ngày:


Le Figaro hôm nay 29/09/2021 chạy tựa trangnhất « Trung Quốc – Hoa Kỳ, sự đối đầu nguy hiểm ». Trong bài « Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương », tờ báonhắc lại câu nói của ông Joe Biden khi vừa nhậm chức về chính sách với Trung Quốc « Cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi không thể tránh khỏi ». Chín tháng sau, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện ở khả năng thứ ba.

Biden đối đầu vì Trung Quốc từ chối mọi hòa hoãn

jeudi 19 septembre 2019

Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc.

« Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp mang lại cho các chính phủ châu Âu thêm nhiều ảnh hưởng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các vấn đề địa chính trị thiết thân ».

Nhật báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời các nhà phân tích nhận định, trong lúc căng thẳng đang tăng lên trong khu vực, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức rất muốn chứng tỏ họ không phải là các đối tác thương mại thụ động.

Châu Âu nay phải chọn phe

Các nước lớn châu Âu tìm cách nâng cao vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo các nhà phân tích, những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải và các tuyên bố quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cho thấy ý muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của các quốc gia này.

Ông Frans-Paul Van Der Putten, nhà nghiên cứu thuộc Viện Clingendael, một think tank độc lập ở Hà Lan nhận xét : « Cho đến cách đây vài năm, các nước châu Âu thường chỉ thích đóng vai trò thứ yếu trong an ninh khu vực vùng Đông Á. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, họ thấy rằng cần phải khẩn trương tham gia ».

vendredi 12 novembre 2021

Dưới đáy Biển Đông, nơi diễn ra chiến tranh lạnh giữa Bắc Kinh và Washington (1)

 

(Vincent Jauvert, L’Obs 11/11/2021) Tại Thái Bình Dương, Trung Quốc và Hoa Kỳ lao vào một cuộc đua dữ dội về vũ khí dưới đáy biển. Đó là khía cạnh ít được biết đến nhất của địa chính trị ngày nay, và điểm nhấn là Đài Loan.

Thứ Bảy 02/10, ở đâu đó trên Biển Đông. Một con quái vật nặng 9.000 tấn bỗng trỗi lên từ đáy biển. Đó là một « Sói biển », « Seawolf » theo thuật ngữ của Hải quân Mỹ, một trong những tàu săn ngầm lớn nhất của Hoa Kỳ. Siêu nhanh và im lặng, tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực mang tên « USS Connecticut » khởi đầu sự nghiệp dưới những lớp băng Bắc Cực, nơi theo dõi các tàu ngầm xô-viết thời Liên Xô cũ. Giờ đây chiếc tàu với 110 thủy thủ đoàn và 40 ngư lôi tại Biển Đông, vùng biển nóng gần Thái Bình Dương, truy lùng kẻ thù mới số 1 của Hoa Kỳ : tàu ngầm Trung Quốc.

Bỗng dưng còi cảnh báo vang rền : « USS Connecticut » vừa bị một vật nào đó tông mạnh vào. Vụ va chạm mãnh liệt đến nỗi 11 thủy thủ bị thương. Để đánh giá thiệt hại và chăm sóc các quân nhân, chỉ huy trưởng ra lệnh rút thật nhanh về đảo Guam, căn cứ Mỹ gần nhất nằm bên Thái Bình Dương và biển Philippines. Và giữ bí mật về tai nạn, cho đến khi chiếc tàu ngầm được đưa về một địa điểm an toàn. Bởi vì nếu lộ ra quá sớm, vụ này có thể trở nên trầm trọng – một sự tuyên chiến giữa Bắc Kinh và Washington.

mardi 26 octobre 2021

Nhật thành đồng minh được Mỹ ưu ái nhất tại điểm nóng Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Trả lời câu hỏicủa La Croix, liệu Đài Loan có thể trông cậy vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ hay không ? Chuyên gia Antoine Bondaz trên nhận định Washington tìm cách tránh xung đột, còn theo chuyên gia Jean-Éric Branaa, Mỹ sẽ không đối đầu một cách đơn độc.

Đài Loan : Mỹ muốn giữ nguyên trạng

mercredi 24 juin 2020

Trung Quốc, nguồn gốc tất cả mọi xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương

Người biểu tình ở New Delhi ngày 22/06/2020 đốt ảnh ông Tập Cận Bình và hàng Trung Quốc, kêu gọi dùng hàng Ấn Độ. © REUTERS/Adnan Abidi
Đăng ngày:


Liên quan đến châu Á, trong bài « Chiến lược của Bắc Kinh trong căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương », thông tín viên Simon Leplâtre của Le Monde nhận định, trong lúc các vụ đụng độ liên tục xảy ra trong khu vực, các nước láng giềng của Trung Quốc cố gắng giảm bị lệ thuộc.

Trung Quốc : Chiếc mặt nạ đã rơi !

Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì « World Peace Forum » ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố : « Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu ». Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh » của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.

lundi 14 février 2022

Nguyễn Quang Dy - Những thách thức năm Nhâm Dần

 

Tết Canh Tý 2020, trời đột nhiên có sấm chớp mưa rào và mưa đá ngay trước giao thừa như báo hiệu điềm dữ: dịch sắp đến. Tết Nhâm Dần 2022, thời tiết thuận hòa như báo hiệu điềm lành: dịch sắp hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường (La Nina), tuy người ta hy vọng vào điềm lành (thiên thời), nhưng vẫn cảnh giác với điềm dữ, như nguy cơ tại Biển Đông (địa không lợi) và các vụ bê bối làm lòng người bất an (nhân không hòa).

Thế giới vẫn bất ổn

Có thể nói trong thế kỷ 20, hầu hết loài người “sống trong sợ hãi” (Living in Fear) hoặc “sống trong những năm tháng nguy hiểm” (the Year of Living Dangerously), như đầu đề một bộ phim do Mel Gibson thủ vai chính. Nhưng trong hai năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế giới vẫn bất ổn. “Kỷ nguyên Bất ổn” (the Age of Uncertainty) như đang lặp lại. Nói cách khác, “trật tự thế giới đang bị đảo lộn” (the world order in disorder).

jeudi 11 mars 2021

Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc : Biến Biển Đông thành ao nhà


Đăng ngày:


Libération ghi nhận « Tập Cận Bình đặt Trung Quốc vào tư thế chiến đấu ». Trong kỳ họp Quốc Hội, chủ tịch Trung Quốc vừa tự ca ngợi thành tích chống Covid và xóa đói giảm nghèo, vừa nhấn mạnh đến « răn đe chiến lược » và sáng tạo về quân sự, như để thách thức Washington và « phương Tây đang suy tàn ».

Tập Cận Bình đòi hỏi quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu

vendredi 22 mars 2019

Bước ngoặt của châu Âu : Đối đầu với Trung Quốc

Chiêu bài "đa phương", "đôi bên cùng có lợi" của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có còn khuyến dụ được châu Âu ?

Ủy ban Châu Âu trong tài liệu quan trọng công bố hôm 12/3, đã gọi thẳng Trung Quốc là « địch thủ cạnh tranh chiến lược », đề ra 10 kế hoạch hành động. Sự sáng suốt này là cả một bước ngoặt ! Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng thẳng thừng tuyên bố « Con đường tơ lụa mới không thể là dự án bá quyền, làm cho các quốc gia mà con đường này chạy qua trở thành chư hầu » của Trung Quốc.

Châu Âu trước mối nguy Trung Quốc và Brexit là hai chủ đề được đề cập nhiều nhất trên các báo Pháp ra ngày hôm nay 21/03/2019.

Trong bài viết mang tựa đề « Trung Quốc – Châu Âu, bước ngoặt », Le Monde kêu lên : Thế là ông ấy đến rồi ! Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu từ ngày 21 đến 26/3, nhưng là một người khách không được chờ đợi. Liên hiệp Châu Âu (EU) rốt cuộc cũng đã lượng định được sức nặng của Bắc Kinh và đang đặt nghi vấn về cường quốc đang lên nhanh nhưng quan tâm đến cả một đất nước tí hon là Monaco (quốc gia đầu tiên hoàn toàn bao phủ bằng công nghệ 5G của Hoa Vi). Một số nhà lãnh đạo châu Âu đang nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ.
Hoa Vi lên mặt « dạy dỗ » châu Âu về cách mạng công nghệ

lundi 1 mars 2021

Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung


Đăng ngày:


L’Obs dành trang nhất cho tỉ phú Pháp Vincent Bolloré, người đang có kế hoạch xây dựng một đế chế truyền thông mà tuần báo cánh tả cho là « siêu bảo thủ ». Le Point chú ý đến « Những đòn chơi xấu của một nền tư pháp rất chính trị » nhắm vào cựu tổng thống Nicolas Sarkozy. Hồ sơ của L’Express nói về tập đoàn bán hàng trên mạng Amazon. Courrier International băn khoăn « Còn ai lắng nghe châu Âu ? » : đang lạnh nhạt với Nga, bị Trung Quốc qua mặt tại châu Á và vẫn chưa hòa giải với Mỹ, tiếng nói của Liên hiệp Châu Âu khó có trọng lượng.

Khu vực chiến lược bị Bắc Kinh coi là « sân sau »

jeudi 3 juin 2021

Bắc Kinh đổ cả núi tiền để tuyên truyền đối ngoại


Đăng ngày:

Chiến dịch « Bruxelles » hình thành trong tòa cao ốc của đài truyền hình Nhà nước CCTV. Tòa nhà bằng kính và thép hiện đại khánh thành năm 2008, biểu tượng cho sự đầu tư quy mô của chế độ để kiểm soát thông tin ở Hoa lục, nay vươn ra khỏi Vạn lý Trường thành, theo lệnh của Tập Cận Bình.


Chiến dịch tuyển mộ hàng loạt nhà báo giỏi ở phương Tây để ca ngợi Trung Quốc

Từ vài tháng qua, cơ quan này ra sức tuyển mộ các nhà báo giàu kinh nghiệm, để lập một đầu cầu tuyên truyền mới tại Bruxelles, ngay trái tim châu Âu. Một cơ sở hoành tráng của China Media Group (CMG) sẽ được mở ra, đây là lực lượng tấn công mới về thính thị, mang tên « Tiếng nói Trung Quốc », bổ sung cho lực lượng báo chí chính thức hùng hậu của Hoa lục đã có mặt tại các thủ đô Liên hiệp Châu Âu (EU).

mercredi 20 avril 2022

Dương Quốc Chính - Tam giác quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Nga trong tình hình mới

 

Quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến Ukraine từ đầu đến giờ khá thống nhất là luôn trung thành với Nga, không phản đối Nga bằng mọi giá. Ở một số status trước mình đã phân tích, đó là do sự lệ thuộc về quân sự vào Nga (vũ khí, khí tài, đào tạo…) nên Việt Nam không có lựa chọn khác.

Thoạt nhìn chúng ta có thể thấy rằng với cách bộc lộ đó, dường như Việt Nam đã tự mình rời xa phương Tây, từ chối lẽ phải, đi theo kẻ xâm lược.

Với vị thế không khác gì Ukraine, nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, cũng từng là thuộc quốc ngàn năm của Trung Quốc. Nên với động thái đó Việt Nam cũng bộc lộ cho Trung Quốc thấy rằng mình không bênh vực Ukraine tức là tỏ ra rằng đang thần phục Trung Quốc, y như chế độ cũ của Ukraine trong quá khứ thần phục Nga. Đó chính là thông điệp ngầm mà Việt Nam muốn phát sóng cho Trung Quốc.

mardi 12 septembre 2023

Phó Đức An - Bước lên sân khấu mới

 

Một con người trong cuộc đời của mình ấn định sai về lý tưởng cuộc đời, trên đường đời lại chọn nhầm bạn đồng hành, luẩn quẩn mãi cũng chẳng làm nên trò trống gì, cứ như bị lạc trong đại ngàn. 

Rồi một hôm anh ta quyết định thay đổi hướng đi, tìm lại người bạn tốt, mặc mẹ nó mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột, con cái thì đói meo, sớm mà kiếm cơm cho chúng nó ăn, lý tưởng gì cũng hão huyền. Anh ta đã làm đúng, con cái reo mừng hớn hở.

Tiền nhân đã nói rồi: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”, nghĩa là “Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu”, câu nói thấm thía và sâu sắc làm sao. Lão là một nông hộ, lý giải một cách thô thiển để các nông hộ hiểu ra ý nghĩa sự kiện lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ xẩy ra trong hai ngày qua. Nói vậy đã đủ, nhẽ ra chấm hết. Nhưng có quá nhiều tin nhắn của các “học giả” và “học thật” bạn lão yêu cầu lão nói tường tận hơn, đọc cho vỡ mọi nhẽ. Thôi thì các bạn kiên nhẫn đọc thêm vậy.

dimanche 25 décembre 2022

Phúc Lai - Ukraine mười tháng chiến tranh : Lễ Giáng sinh ấm áp

 

Mốc đánh dấu mười tháng cuộc chiến tranh của Putin tiến hành ở Ukraine trùng với lễ Giáng sinh, và khi tôi bắt đầu viết bài này thì tổng thống Ukraine V. Zelensky đã đặt chân đến Washington D.C được một số giờ. Tháng thứ mười của cuộc chiến tranh trôi qua tưởng chừng như trầm lắng, nhưng nó không hề yên tĩnh như chúng ta tưởng...

Khi Zelensky đến Nhà trắng, thì cựu tổng thống Nga, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga đã “nhanh chân” đến Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình. Đến đây tôi cho rằng chúng ta đã cần bỏ chút thời gian ra để đánh giá quan hệ Nga-Trung Quốc từ sau ngày 24 tháng Hai năm nay được rồi.

Ngay trước thời điểm nước Nga của Putin tấn công vào Ukraine, Putin đã gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và ông Tập – như tất cả chúng ta đều biết tuyên bố về “một mối quan hệ không giới hạn” giữa hai nước.