Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới. Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới. Trier par date Afficher tous les articles

samedi 28 octobre 2017

Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới

Tổng bí thư Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thông báo thành phần Ban Thường vụ Bộ Chính trị ngày 25/10/2017.

Tác giả Christian Makarian trên L’Express tuần này khi viết về Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 đã nhận định « Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng cho thế giới ». Bài viết mô tả, hàng ngàn đại biểu Đảng bỗng xuất hiện như từ trong quá khứ, với những nụ cười giả tạo và cờ đỏ rợp trời, chẳng khác nào thời kỳ chủ nghĩa cộng sản làm mưa làm gió.

Trong khung cảnh hoành tráng này, vẫn phải đặt ra câu hỏi về tương lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc « sẽ có một chỗ đứng trung tâm trên trường quốc tế ».

Không ai nghi ngờ về điều đó, nhưng tất cả vấn đề đều nằm ở đây. Với dân số 1,4 tỉ người, sự « thành công » của Trung Quốc có liên quan đến toàn thế giới. Tập Cận Bình đã tuyên bố trước các đồng chí đang đứng im phăng phắc như tượng: « Chúng ta ngày nay có khả năng hơn bao giờ hết để thực hiện mục tiêu đại phục hưng quốc gia ». 

dimanche 2 août 2020

Vừa Hán hóa vừa thực dân, ‘giấc mộng Trung Hoa’ sẽ chỉ là giấc mộng ?

Một lính Trung Quốc trước pa-nô có hình Tập Cận Bình ở căn cứ hải quân trên đảo Ngang Thuyền Châu (Stonecutter), Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 30/06/2019. © REUTERS/Tyrone Siu/File Photo
Đăng ngày:


Đại dịch corona là trọng tâm chính của các tuần san kỳ này, bên cạnh đó là mối đe dọa từ Trung Quốc. L’Express dành 30 trang báo cho việc « Tìm lại chỗ đứng », nói về cuộc chiến gay go trên lãnh vực kinh tế sau khi bị con virus từ Vũ Hán phá hoại. Trong đó nước Pháp có nhiều ưu thế, với điều kiện có chọn lựa đúng đắn, có lòng can đảm và phải tiến hành ngay lúc này. Le Point giải thích về mặt khoa học virus corona di chuyển trong không khí như thế nào, với hàng tựa « Những gì chúng ta đang hít thở thực sự ».Courrier International đặt vấn đề « Nếu chúng ta thay đổi cuộc sống » sau thời kỳ phong tỏa.

Bức màn sắt đã phủ xuống Hồng Kông 

Riêng tuần báo L’Obs có ảnh bìa đỏ chói với một con rồng màu đen đang cuộn mình, ẩn trong đó những khuôn mặt Donald Trump, cảnh sát và người biểu tình Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ, Tập Cận Bình và những con virus corona…với hàng tựa lớn : « Trung Quốc, siêu cường tự do tung hoành ».

dimanche 3 octobre 2021

Đài Loan, mảnh ghép còn thiếu trong « giấc mộng Trung Hoa »


Đăng ngày:

mardi 14 août 2018

Đảng Cộng sản Trung Quốc chia rẽ vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Chiến tranh thương mại với Mỹ đang gây chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gây chia rẽ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số quan chức cho rằng quan điểm của Bắc Kinh quá dân tộc chủ nghĩa, đây có thể là nguyên nhân khiến Washington trở nên cứng rắn hơn.
Cảm giác bất an này có thể nhận thấy ở cấp cao nhất của chính quyền. Người ta nhấn mạnh, ông Vương Hộ Ninh (Wang Huning), một người thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, là « quân sư » đã đề ra chiến lược và chủ thuyết của ông Tập, đang bị chỉ trích dữ dội.

Vương Hộ Ninh là người vẽ ra « Giấc mơ Trung Hoa » cho Tập gia gia - giấc mơ một đế quốc hùng mạnh và thịnh vượng. Nhưng hình ảnh mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc là một sự khiêu khích đối với Hoa Kỳ.

mercredi 9 novembre 2011

Trung Quốc và sự chuyển hướng mới tại Đông Á

Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc rất lo sợ trước thái độ của Bắc Kinh. Một số nước như Việt Nam đã tiến gần về phía Hoa Kỳ… Và thế là Trung Quốc phải đối mặt trước bấy nhiêu quốc gia cùng đồng lòng chống lại mình. Đó là cơn ác mộng tệ hại nhất của nước này. Bắc Kinh đã quá tự phụ !

(LND : Xin phép được giới thiệu bài phỏng vấn giáo sư Christopher R.Hughes bằng tiếng Pháp mang tựa đề « Về một sự chuyển hướng mới tại Đông Á » được đăng trên số chuyên đề « Một thế kỷ Trung Hoa » do báo Le Monde vừa phát hành. Giáo sư Christopher R.Hughes đang giảng dạy tại London School of Economics and Political Science, đã từng điều hành Trung tâm Nghiên cứu châu Á của trường từ 2002 đến 2005. Đây là trường đại học danh tiếng ở Anh, trong số các cựu sinh viên và giáo sư của trường đã có đến 16 người đoạt giải Nobel, 35 người trở thành nguyên thủ quốc gia).

dimanche 8 septembre 2019

Nguyễn Trung - Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?


(Viet-Studies 09/09/2019)  Câu hỏi ngàn xưa này hiện đang nóng lên. Song trong bối cảnh đối kháng thế kỷ Mỹ - Trung hiện nay, những sự kiện trên Biển Đông từ đầu tháng Bẩy 2019 khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác như đang nắm cục lửa trong tay!

           Có hàng trăm lý do để nói ngay: Trung Quốc là thù!  Nhiều lắm, lịch sử chẳng quên bất cứ cái gì, không thể kể hết được!

           …Ví dụ, việc đánh ta trong chiến tranh 17-02-1979 với bao nhiêu tội ác tày trời, ta có thể coi đấy là quốc hận.

           Việc đánh chiếm các đảo và vùng biển của ta phải gọi là xâm lược.

lundi 24 mai 2021

Trung Quốc : Trong địa ngục cải tạo Tân Cương


Đăng ngày:


Hôm nay 24/05/2021 là ngày nghỉ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các báo Pháp đều nghỉ, chỉ có duy nhất tờ Le Figaro xuất bản với tựa trang nhất « Cảnh sát bất lực trước nạn đua xe ». Le Monde ra số đúp từ cuối tuần trước, với chủ đề « Covid làm 6 đến 8 triệu người chết, theo Tổ chức Y tế Thế giới ».

Về châu Á, trong bài « Tại Tân Cương, trong địa ngục trại cải tạo », một cựu giáo viên thuật lại với Le Monde những điều khủng khiếp mà Bắc Kinh buộc người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan ở vùng này phải chịu đựng.

Ác mộng về Tân Cương

mardi 27 février 2018

Chủ tịch Trung Quốc trọn đời Tập Cận Bình: 1,4 tỉ người vì một người

Pa-nô với chân dung và lời huấn thị của chủ tịch Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 26/02/2018.

Hầu như các báo Paris hôm nay 27/02/2018 đều chú ý đến sự kiện Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Le Monde chạy tựa trên trang nhất « Tập Cận Bình, chủ tịch vĩnh viễn », còn Le Figaro nhấn mạnh cũng trên trang bìa « Sự chệch hướng mao-ít của Tập Cận Bình ».
Thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh mở đầu bài viết « Tập Cận Bình, sẵn sàng trở thành ‘hoàng đế trọn đời’ của Trung Quốc » bằng lời chế giễu của một cư dân mạng : « Mẹ tôi bắt tôi hứa phải cưới vợ trước khi ông Tập Cận Bình kết thúc nhiệm kỳ, bây giờ thì tôi khỏe re rồi… ».

Bóng ma Mao lại ám ảnh : Số phận hơn 1 tỉ người nằm trong tay một người

Được nói đến từ nhiều tháng qua, giờ thì khả năng ông Tập trở thành hoàng đế Trung Quốc vĩnh viễn đã trở thành hiện thực, khiến không ít người lo ngại quốc gia này quay lại với bóng ma mao-ít. Nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay, giờ đây có thể tại vị cho đến bao giờ tùy thích. Đề nghị của Trung ương Đảng, trừ khi có « động đất », sẽ được Quốc hội thông qua.

vendredi 10 janvier 2020

Đài Loan : ‘Giấc mộng Trung Hoa’ của Tập Cận Bình biến thành ác mộng

Những người ủng hộ tổng thống Thái Anh Văn trong một cuộc mít-tinh tại Đài Bắc ngày 10/10/2020.
Đăng ngày:


Đài Loan, xung đột Mỹ-Iran, cháy rừng ở Úc, đình công tại Pháp chưa thấy lối thoát, vợ chồng hoàng tử Harry rút lui khỏi các nhiệm vụ chính của Hoàng gia Anh, đó là các chủ đề chính của các nhật báo Pháp hôm nay 10/01/2020. Đặc biệt Đài Loan sắp bước vào cuộc bầu cử tổng thống ngày mai, dưới móng vuốt đe dọa của Trung Quốc, được tất cả các báo Paris đề cập đến.

« Hôm nay Hồng Kông, ngày mai đến lượt Đài Loan » 

Trong bài phân tích mang tựa đề « Đài Loan : Khi ‘giấc mộng Trung Hoa’ của Tập Cận Bình biến thành ác mộng », Les Echos nhận xét bà Thái Anh Văn, « tội đồ » của Bắc Kinh rất nhiều hy vọng sẽ tái đắc cử tổng thống. Cuộc khủng hoảng Hồng Kông là một cú sốc lớn tại hòn đảo, nơi mà lời đe dọa của Tập Cận Bình đã gây ác cảm cho hàng loạt người dân Đài Loan. 

jeudi 22 décembre 2022

Ukraina và Đài Loan « vận mệnh tương quan »


Đăng ngày:

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc và cuộc chiến tranh ở Ukraina là các đề tài được báo chí Pháp bàn luận nhiều nhất. Le Monde chạy tựa trang nhất « Quyền lực vô biên của Tập Cận Bình ở Trung Quốc », còn với La Croix thì « Người dân Trung Quốc đầy ngờ vực ».

Đảng chiến thắng Covid ? Hãy còn là chuyện viễn tưởng

lundi 20 février 2023

Covid : Bất thần mở toang cửa, Trung Quốc muốn « trạng chết chúa cũng băng hà » ?


Đăng ngày:

Iran đàn áp người biểu tình, Trung Quốc mở cửa trong lúc đại dịch đang lan tràn, cải cách chế độ hưu ở Pháp là những chủ đề được đề cập nhiều nhất hôm nay.

Chính quyền Iran, kẻ thù của nhân dân

vendredi 26 mars 2021

Trung Quốc xấc xược, quần hùng phương Tây liên thủ


Đăng ngày:

Pháp tiến hành tiêm chủng hàng loạt, sự chia rẽ của các đảng trước kỳ bầu cử tổng thống lần tới, Covid đã làm đảo lộn kỹ nghệ dược phẩm, nạn kỳ thị người châu Á, là những đề tài trên trang nhất báo Pháp hôm nay. Ở trang trong, tất cả các báo đều bình luận về quan hệ đang căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây.


Le Monde tóm tắt « Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa », Les Echos nhận xét « Quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc xuống cấp trầm trọng », còn đối với La Croix « Trung Quốc quyết định ăn miếng trả miếng với phương Tây ». Libération mô tả « Duy Ngô Nhĩ : Nghệ thuật chiến tranh giữa Trung Quốc và châu Âu ».

Châu Âu trừng phạt Trung Quốc lần đầu kể từ 30 năm

jeudi 29 avril 2021

Bắc Kinh chống Mỹ, người châu Á chống Trung Quốc


Đăng ngày:


Hiếm khi tổng thống Mỹ phải chờ đến phút chót mới biết được khách có nhận lời mời hay không. Nhưng điều này đã xảy ra với Biden : mãi đến 21/04, một ngày trước cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu do ông tổ chức, Trung Quốc mới loan báo sự tham gia của Tập Cận Bình.

Chiếc nón cao bồi của Đặng Tiểu Bình giờ chỉ còn trong hoài niệm

mardi 6 mars 2018

Chủ tịch suốt đời : Tập Cận Bình đại nhảy vọt hay đại thụt lùi ?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội Chính Hiệp (CPPCC) ở Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 03/03/2018.

Hôm nay 05/03/2018, ngày Quốc hội Trung Quốc họp nhằm hợp thức hóa việc ông Tập Cận Bình làm chủ tịch suốt đời, hầu hết các báo Paris đều bàn luận về vấn đề này.
Trong bài « Cuộc đại nhảy vọt của Tập Cận Bình », tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro nhận xét, cánh cửa đã mở ra cho nhân vật mà tư tưởng được ghi vào Điều lệ Đảng, ngang hàng với Mao Trạch Đông. Năm 2023, ở tuổi 69, ông Tập không chỉ ở lại thêm một nhiệm kỳ, mà còn có thể tại vị vĩnh viễn. 

lundi 26 décembre 2022

Ukraina, từ chiến thắng Kherson đến giấc mơ hòa bình


Đăng ngày:

Kherson, chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng

Tái chiếm Kherson (280.000 dân) là chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng, sau cuộc phản công thần tốc để giành lại Izium (45.000 dân) hồi tháng Chín. Bộ trưởng Quốc phòng Nga loan báo đã « tái phối trí » 30.000 quân cùng với 5.000 xe quân sự, thiết bị ở hữu ngạn sông Dniepr, « không để lại một ai phía sau ». Nhưng các hình ảnh trên mạng xã hội ngược lại cho thấy một cuộc rút lui hỗn loạn, quân Nga qua sông bằng cầu phao tạm bợ, bỏ lại quân phục và vũ khí. Trong một video, một lính Nga khẳng định đơn vị đã được lệnh mặc thường phục và tự tìm phương tiện để rút chạy. 

mardi 14 décembre 2021

30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Putin dựng lại "quần đảo ngục tù"


Đăng ngày:

Tù nhân chính trị tại Nga nhiều hơn cả những năm cuối Liên Xô

Hôm 23/01/2021, bàng hoàng trước việc Alexei Navalny vừa xuống máy bay là bị tống vào tù, đông đảo người dân Nga xuống đường đòi trả tự do cho nhà đối lập. Các cuộc biểu tình nhanh chóng bị lực lượng an ninh vũ trang tận răng đàn áp, một số đơn vị đặc biệt còn dùng cả vũ khí laser làm lóa mắt. Trên toàn quốc, 11.000 người biểu tình bị bắt, riêng tại Matxcơva là 4.000 người, có người còn bị cảnh sát còn đến tận nhà để giải đi. Họ bị nhận diện bởi những camera đặt trong các tòa nhà vài tháng trước đó, với lý do giám sát việc tôn trọng lệnh phong tỏa trong mùa dịch.

dimanche 13 septembre 2020

Tập Cận Bình thao túng đảng, tự biến mình thành kẻ thù của cả thế giới


Đăng ngày:

Le Point tuần này bực tức trước tình trạng bạo lực tại Pháp, đặt câu hỏi « Quyền lực Nhà nước ở đâu ? » trong các lãnh vực tư pháp, cảnh sát, giáo dục… L’Express chú ý đến « Những ông vua của thế giới », đó là các tập đoàn công nghệ số GAFA. L’Obs dành chủ đề cho « Thế hệ Covid » - phải chăng đó là một thế hệ trẻ bị hy sinh ? Riêng Courrier International chạy hàng tựa lớn « Tập Cận Bình khóa chặt Trung Quốc » trên nền đỏ chói, với hình vẽ ông Tập quay lưng đá giò lái vào logo búa liềm.

Ở trang trong với hai màu đen và đỏ, cũng khuôn mặt Tập Cận Bình, phía sau là hàng quân đang vác súng, Courrier International tố cáo : đàn áp Tân Cương, áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, đe dọa Đài Loan, bỏ tù bất kỳ tiếng nói phản biện nào trên toàn Trung Quốc… Mức độ đàn áp của ông Tập lên cao chưa từng thấy, tại một đất nước vốn đã độc tài, với sự lên ngôi của những kẻ chủ trương cứng rắn.

« Trung Hoa mộng » không dành cho các dân tộc thiểu số

vendredi 30 décembre 2022

Mùa đông buốt giá đi qua, Nga sẽ lại kéo quân vào Kiev ?


Đăng ngày:

 

L'Obs tuần này chạy tựa « Cải cách hưu bổng : Vì sao Macron muốn áp đặt », L'Express giải thích « Khoa học nói gì về giấc ngủ ». Courrier International ra ba số nhập một trước khi nghỉ tết sớm, với chuyên đề « Hạnh phúc ». Le Point ra số đúp « Các nhà độc tài đã kết thúc như thế nào », thuật lại những ngày cuối cùng của Hitler cho đến Kadhafi, và đưa ra kịch bản sụp đổ của Putin. Trang bìa The Economist dùng màu nền xanh nhạt với chân dung tổng thống Volodymyr Zelensky cùng hai vị tướng, xung quanh là những bông tuyết trắng, chạy tựa « Cuộc chiến tranh mùa đông ».

Sự trả thù hèn hạ vào thường dân Ukraina nhằm hủy diệt ý chí

dimanche 1 août 2021

Biến thể Delta cắt đôi hai miền Nam Bắc Việt Nam


Đăng ngày:


Sài Gòn « lâm bệnh », Nam-Bắc lại chia cắt

Những con đường nhộn dịp xe cộ của Thành phố Hồ Chí Minh chưa bao giờ yên tĩnh như thế kể từ tháng 4/2020, khi đợt dịch Covid đầu tiên nổi lên tại Việt Nam. Thủ đô kinh tế ở miền Nam đã bị phong tỏa nhiều tuần lễ, cũng như các tỉnh khác. Mười lăm tháng sau, lịch sử lặp lại với 9 triệu dân Sài Gòn : họ bước vào tuần lễ phong tỏa nghiêm ngặt thứ tư, chỉ được ra ngoài để mua thực phẩm một tuần hai lần.

vendredi 5 juin 2020

Hơn ba thập niên sau Thiên An Môn, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách đàn áp


Công an nhân dân vũ trang diễn tập tại Thiên An Môn ngày 19/05/2020, trước thời điểm họp Quốc hội Trung Quốc. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:


Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019.

*
Ngày 20/05/1989 vào lúc 10 giờ sáng, Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật. Những đoàn quân và xe bọc thép của Giải phóng quân Trung Quốc tiến vào trung tâm thành phố, hướng về Thiên An Môn, địa điểm biểu tượng lịch sử của Trung Quốc. Quảng trường này đã bị hàng mấy chục ngàn sinh viên chiếm đóng từ hơn một tháng.