Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Kim Jong Un học dốt và hay trốn học. Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Kim Jong Un học dốt và hay trốn học. Trier par date Afficher tous les articles

samedi 7 avril 2012

Kim Jong Un học dốt và hay trốn học

Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Tư 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Tư 2012 
Theo thông tin từ trang web Daily Record của Anh hôm qua 04/04/2012 thì lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay là Kim Jong Un, 29 tuổi, vào thời còn đi học tại Thụy Sĩ trong thập niên 90 thường trốn học, và học kém nhiều môn.

Tờ báo Anh dẫn ra các tài liệu được tiết lộ, cho biết trong năm đầu tiên học tại trường quốc tế ở Berne, Thụy Sĩ, Kim Jong Un đã vắng mặt đến 75 ngày. Khi lên năm thứ hai, số ngày vắng mặt tăng lên đến 105 ngày.
Người kế vị của chế độ Bình Nhưỡng vào học ở ngôi trường tư nổi tiếng International School có học phí 20.000 bảng Anh một năm, với cái tên giả là Pak Un và với danh nghĩa là con của một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên.

Một bạn học cũ trước đây của Kim Jong Un kể lại rằng, nhà lãnh đạo tương lai của Bắc Triều Tiên thường xuyên không đến lớp cho đến tận buổi chiều, để ở nhà chơi game video hay xem các trận đấu bóng rổ trên truyền hình.

Có lẽ vì vậy mà kết quả học tập của Kim Jong Un bị ảnh hưởng. Cũng theo các tài liệu trên, Kim Jong Un thi rớt môn khoa học và chỉ đạt điểm tối thiểu môn tiếng Anh và tiếng Đức – hai ngôn ngữ chính được sử dụng tại thủ đô Berne của Thụy Sĩ, nhưng có điểm số khá về môn âm nhạc và kỹ thuật.

Lên kế vị cha là Kim Jong Il qua đời hồi tháng 12 năm ngoái, tân lãnh đạo Kim Jong Un vẫn là một ẩn số đối với các nhà quan sát nước ngoài, đặc biệt là vấn đề uy tín đối với quân đội đến đâu, và liệu nhà lãnh đạo họ Kim đời thứ ba này có ý hướng cải cách hay không.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Xã hội 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120405-kim-jong-un-hoc-dot-va-hay-tron-hoc

vendredi 7 juillet 2017

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên

Lính biên phòng Bắc Triều Tiên.

« Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có ». Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. « Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. ».

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới? Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.